Cấu tạo thang máy – Thang máy Thành An

Cấu tạo thang máy – Phần 2: Giếng thang

Trong phần 2, Thang Máy TAE sẽ tiếp tục đi sâu vào bộ phận giếng thang của thang máy để giúp Quý Khách Hàng hiểu rõ hơn về cấu tạo và tầm quan trọng của chúng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, Quý Khách Hàng hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline để được tư vấn miễn phí!

 

1. Cabin

  • Cửa Cabin thường là loại cửa lùa về một bên hoặc hai bên và chỉ đóng mở khi Cabin dừng chính xác trước cửa tầng nhờ cơ cấu đóng mở cửa đặt trên nóc Cabin.

  • Bảng điều khiển (Button) là bảng điều khiển sử dụng để chọn số tầng lên xuống và đóng mở cửa Cabin.

  • Sàn Cabin là sàn bên trong của Cabin.

  • Tay bám và Hệ thống đèn.

  • Cơ cấu đóng mở cửa cabin: Động cơ mở cửa là động cơ một chiều hay xoay chiều tạo ra momen mở cửa cabin kết hợp với mở cửa tầng. Khi cabin dừng đúng tầng, rơle thời gian sẽ đóng mạch điều khiển động cơ mở cửa, hoạt động theo một quy luật nhất định, đảm bảo quá trình đóng mở êm nhẹ không có va đập. Nếu không may một vật gì đó hay người kẹp giữa cửa tầng đang đòng thì cửa sẽ tự động mở ra nhờ bộ phận đặc biệt ở gờ cửa có găn phản hồi với động cơ qua Hệ thống điều khiển

  • Ngoài ra, thang sẽ không hoạt động nếu một trong các tiếp điểm chưa đóng kín hẳn. Hệ thống khoá liên động cũng đảm bảo đóng kín các cửa tầng và không mở được từ bên ngoài khi cabin không ở đúng vị trí cửa tầng. Cửa tầng và cửa cabin được đóng mở đồng thời. Tại các điểm trên cùng và dưới cùng có đặt các công tắc hạn chế hành trình cho cabin.

2. Đối trọng

  • Đối trọng là khối nặng treo vào đầu cáp tải để tạo lực ma sát giữa rãnh cáp của puly và cáp tải; đồng thời đối trọng còn có tác dụng cân bằng với khối lượng cabin  và 50% tải. Nhờ đó mà motor làm việc nhẹ hơn, hiệu suất cao.
  • Khung đối trọng: Là một khung được làm bằng thép để chứa các board gang. Khung đối trọng chuyển động lên xuống thông qua 4 shoe trượt gọi là shoe đối trọng, phần trên của khung đối trọng có tấm treo để lắp các ty cáp. Đáy khung có đế chịu va đập để sẵn sàng va chạm vào buffer.
  • Board gang đối trọng: Là các khối gang đúc theo hình dạng đặc biệt để x61p ổn định vào khung đối trọng.
  • Cách xếp board gang vào khung: Việc xếp board gang vào khung như trên nhằm chống sự lúc lắc của board trong quá trình chuyển động và phải có thanh giằng board đè chặn cục board trên cùng tránh bị văng ra khỏi khung khi có gia tốc âm chiều đi lên.

3. Rail dẫn hướng

  • Được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo giếng thang.
  • Đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong giếng thang và không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động. Ngoài ra ray dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên ray dẫn hướng cùng với các thành phần tải trọng động khi bộ hãm bảo hiểm làm việc (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép).

4. Button tầng

  • Tại bảng nút cửa tầng người sử dụng gọi thang bằng cách đi lên hoặc đi xuống  nên đa số các bảng nút bấm này thường có hai nút là mũi tên lên hoặc xuống.
  • Riêng bảng nút bên trong cabin nó thường có các nút đóng cửa, mở cửa, các nút số chọn tầng, nút cứu hộ và một số nút đặc dụng khác.Còn đối với một số tầng như điểm dừng cuối cùng thì thường có một nút. Ví dụ như tầng dừng dưới cùng thì chỉ có một nút đi lên hoặc tầng dừng trên cùng chỉ có một nút đi xuống và có thêm nút khóa thang.

Tìm hiểu thêm một số bài viết liên quan:

Cấu tạo thang máy – Phần 1: Phòng máy

Cấu tạo thang máy – Phần 3: Hố Pít

Các sản phẩm thang máy chính do Thang Máy TAE cung cấp:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *