Phải khẳng định rằng hệ thống cơ khí của cầu thang máy khá phức tạp để có thể đảm bảo nâng cao năng suất và tính an toàn sử dụng của hành khách. Phần cơ khí bao gồm: hệ thống khung sườn cabin, hệ thống bắt ray dẫn hướng, hệ thống giá đỡ máy, hệ thống cao su giảm chấn, hệ thống kiểm soát tốc độ/phanh cơ an toàn, hệ thống Puly dẫn hướng Cáp tải, hệ thống điều khiển đóng mở cửa và hệ thống đầu cửa tầng, hệ thống Vách Inox…
Tìm hiểu phần cơ khí hệ thống cầu thang máy
Một điều không thể phủ nhận, đó là thang máy – phương tiện di chuyển phức tạp, được gắn kết bởi hệ thống cơ khí và hệ thống điện. Hai hệ thống này giữ vai trò quan trọng trọng quá trình hoạt động của thang máy.
Trong đó hệ thống cơ khí được đánh giá là xương sống của thang máy, giúp thang hoạt động êm ái, ổn định, hạn chế các sự cố liên quan đến thang máy xảy ra.
Vì sao nói hệ thống cơ khí trong thang máy phức tạp đến khó hiểu ?
Chính vì tính phức tạp của hệ thống thang máy tải khách hay bất kì thang máy gia đình nào khác, nên phần cơ khí cũng không kém phần đơn giản. GỒM:
1. Hệ thống khung sườn cabin
Có chức năng rất quan trọng trong hệ thống thang máy nói chung và thùng cabin cầu thang máy nói riêng. Chúng góp phần hoạt động chắc chắn, lâu dài và đảm bảo tính an toàn khi sử dụng.
Do vậy, phần khung sườn bao quanh cabin thang máy được cấu tạo bởi nước sơn và vật liệu có tính chịu lực tốt.
Lưu ý: hạn chế sử dụng các loại thép có tạp chất giảm độ bền của vật liệu. Thiết kế khu đóng khung quanh sườn cabin có hình chữ C, để tăng độ cứng và vững chắc hơn.
2. Hệ thống bắt ray hướng dẫn
Hệ thống bắt ray được lắp dọc theo sợi dây dọi ray có khoảng cách giữa gối đỡ từ 2 đến 3m. Các thanh ray được gắn chặt vào gối đỡ bằng thiết bị móc kẹp. Sử dụng các sợi dây dọi làm căn chỉnh thẳng hàng, đúng thiết kế giữa cabin và ray đối trọng.
Hệ thống bắt ray được ưu tiên sử dụng loại thép chất lượng tốt và cần được xử lý sơn bề mặt cẩn thận nhằm tăng tuổi thọ quá trình hoạt động của thiết bị.
3. Hệ thống giá đỡ thang máy.
Đây là thiết bị chịu toàn bộ tải trọng của thang máy khi vận hành hoạt động. Do vậy, tùy yêu cầu từng loại thang máy mà tính toán, thiết kế hệ thống giá đỡ để đảm bảo trọng lực.
Hệ thống giá đỡ là bộ phận quan trọng khi thiết kế lắp ráp nên sử dụng loại thép tấm có độ bền, chịu lực tốt sau đó cắt chấn thành hình giá đỡ thang máy hạn chế dùng loại thép đã định hình.
4. Hệ thống cao su giảm chấn.
Thang máy hoạt động êm ái hay không phụ thuộc vào hệ thống cao su giảm chấn. Bởi hệ thống cao su giảm chấn có tác dụng làm giảm độ dung, chấn động khi hoạt động giúp thang chạy êm ái, ổn định.
Thiết bị giảm chấn được lắp đặt dưới đáy hố cầu thang để dừng, đỡ cabin và đối trọng. Chúng ta phải tính toán thiết kế giảm chấn để nó đảm bảo đủ độ cao. Khi có đủ độ cào rồi, thì giảm chấn mới phát huy đủ chức năng của nó – đủ lực làm cabin hoặc đối trọng tỳ lên, làm cho gia tốc dừng của cabin thang/đối trọng không vượt quá giá trị cho phép theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, khoảng trống đó còn giúp trong việc an toàn khi việc sửa chữa thang máy.
Hệ thống cao su giảm chấn được đặt ở trong các chi tiết của bệ máy và động cơ. Đặc biệt, ở động cơ từ máy kéo xuống đầu dành riêng cho thang máy phù hợp với chất liệu, diện tích, khả năng chịu lực.
5. Hệ thống kiểm soát tốc độ và phanh cơ an toàn
Hệ thống kiểm soát tốc độ và phanh cơ là thiết bị quan trọng đảm bảo thang máy hoạt động trong mức độ cho phép và đảm bảo tính an toàn cho người tham gia.
Thực tế các sự cố thang máy rơi tự do xảy ra ở nước ta trong thời gian qua khiến người sử dụng rất hoang mang. Chủ yếu là do chế độ bảo trì thang máy không đúng quy định, một phần nữa do hệ thống phanh và kiểm soát tốc độ bị trục trặc trong quá trình lắp đặt.
Các bạn nên chọn mua loại thang máy của các công ty thang máy uy tín trên thị trường, để hạn chế mức thiệt hại do các sự cố thang máy gây nên.
6. Hệ thống điều khiển đóng mở cửa và hệ thống đầu cửa tầng.
Hệ thống điều khiển có nhiệm vụ đóng mở cửa, điều khiển toàn bộ hoạt động của cánh cửa cabin, cửa tầng. Còn bộ phận cơ khí có nhiệm phụ thực hiện các hoạt động đóng mở cửa tầng cầu thang máy.
Động cơ đóng – mở cửa được sử dụng động cơ một chiều hoặc xoay chiều tạo momen ở cửa cabin và cửa tầng. Nó được trang bị khóa liên động, có các tiếp điểm đảm bảo an toàn và dừng đúng vị trí cửa tầng thang trong quá trình vận hành.
Một chiếc cầu thang máy được đánh giá là tốt và hoạt động ổn định thường phụ thuộc vào hệ thống bảng điều khiển ở mỗi tầng thang. Đây được xem là bộ phận cần có chất lượng, đảm bảo độ bền, đồng thời yếu tố thẩm mỹ cũng cần được chú trọng tới. Do vậy các thiết bị này ưu tiên được nhập khẩu đồng bộ.
7. Hệ thống vách Inox
Hệ thống vách cần phải được thiết kế chấn bẻ vuông thành sắc cạnh. Với mục đích để đảm bảo vết ghép khít nhất, làm tăng tính thẩm mỹ và chắc chắn.
Trên các tấm phải có xương tăng cứng và phải được liên kết bằng phương pháp hàn.Trên các tấm vách cần dán thêm lớp chống ồn để làm tiêu hao các rung động cũng như âm thanh giúp cầu thang máy hoạt động hạn chế tiếng ồn.
8. Hệ thống Puly dẫn hướng Cáp tải.
Đây là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo vận tốc quy định quay puly kéo cabin lên xuống.
Hệ thống này thường lắp ở 1 trong 2 vị trí: phòng máy trên nóc giếng cầu thang máy hoặc là hố thang. Cáp nâng được vắt qua các rãnh cáp của puly ma sát của Motor kéo. Hệ thống puly gắn với cabin và đối trọng bằng các sợi cáp tải giúp thang vận hành theo trục thiết kế tạo nên một hệ thống phối hợp chuyển động nhịp nhàng, ổn định.
Như vậy, chúng ta đã thấy rằng: hệ thống cầu thang máy có phần cơ khí phức tạp. Đôi lúc chủ đầu tư cũng không hiểu hết được, chỉ có dân chuyên ngành thang máy mới hiểu.