Việc lắp đặt thang máy ngày nay coi như là một dịch vụ phổ biến ở trong các công trình xây dựng hiện nay. Chọn và quyết định mua thang máy của chủ công trình là một phần trong các giai đoạn đưa thang máy vào sử dụng. Thang máy có mặt khắp mọi nơi: trong các công trình công cộng, trường học, trung tâm thương mại….thậm chí thang máy còn được lắp đặt trong các hộ gia đình. Các chủ công trình cũng phải có một số kiến thức cơ bản về cấu tạo thang máy. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có một cái nhìn khái quát và rõ hơn về
Cấu tạo chung của hệ thống thang máy
Để dễ hình dung, bạn chỉ cần biết hệ thống thang máy được cấu tạo, gồm 4 phần chính sau:
• Hố thang máy được đặt dọc theo chiều cao của toà nhà, thông suốt từ trên xuống dưới.
• Phòng máy thường bố trí ở trên đỉnh của giếng thang (đối với thang máy có phòng máy).
• Hố Pit được bố trí bên dưới sàn tầng thấp nhất của toà nhà .
• Tất cả các thiết bị điện, thiết bị cơ được lắp đặt kín và an toàn trong giếng thang, phòng máy như:
– Hệ thống điều khiển thang máy
– Ray dẫn hướng
– Motor kéo
– Bộ Phanh
– Cáp của bộ hạn chế tốc độ
– Bộ hạn chế tốc độ
– Giảm chấn
– Cửa cabin và cửa tầng
– Cabin thang máy và đối trọng
Tìm hiểu kĩ hơn về các thiết bị điện và thiết bị cơ
1. Hệ thống điều khiển thang máy (Control Panel): là các thiết bị điện, điện tử điều khiển theo lập trình đảm bảo cho thang máy hoạt động theo đúng chức năng yêu cầu.
Thang máy tải khách thường dùng nguyên tắc điều khiển kết hợp cho năng suất cao (cùng lúc có thể nhận nhiều lệnh điều khiển hoặc gọi tầng cả khi thang dừng và khi chuyển động):
– Các nút ấn trong cabin cho phép thực hiện các lệnh chuyển động đến các tầng cần thiết.
– Các nút ấn ở cửa tầng cho phép hành khách gọi cabin đến cửa tầng đang đứng.
– Các đèn tín hiệu ở cửa tầng và trong cabin cho biết trạng thái làm việc của thang máy và vị trí của cabin.
2. Rail dẫn hướng: được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo hố thang. Ray dẫn hướng đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong hố thang máy và không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động.
Ngoài ra ray dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên ray dẫn hướng cùng với các thành phần tải trọng động khi bộ hãm bảo hiểm làm việc (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép).
3. Motor kéo: thường lắp ở phòng máy trên nóc giếng thang (đôi khi cũng lắp ở Hố thang).
Là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định làm quay puli kéo cabin lên xuống Motor kéo được liên kết với cabin và đối trọng bằng các sợi cáp nâng thông qua hệ thống puli ma sát của motor và các puli trên hệ thống treo của cabin và đối trọng. Khi Motor kéo hoạt động, puli ma sát quay và truyền chuyển động đến cáp nâng làm cabin và đối trọng chuyển động lên hoặc xuống dọc theo giếng thang.
Motor là một phần tử quan trọng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng hoạt động của thang máy, nó được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nhờ một hệ thống điều khiển điện tử ở Tủ điều khiển (Control Panel).
Trên Motor kéo còn gắn một bộ Phanh: nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí dừng tầng. Khối tác động là hai má phanh kẹp lấy tang phanh. Tang phanh gắn đồng trục với trục động cơ.
Hoạt động đóng mở của phanh được phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm việc của đông cơ.
Một chiếc thang máy tốt là một chiếc thang máy có các linh kiện tốt kết hợp với lắp đặt, bảo trì tốt. Nhà máy sản xuất bãi đỗ xe tự động và Thang Máy TAE chúng tôi đảm bảo các linh kiện thang máy đưa đến quý khách hàng đều đạt chất lượng cao. Đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.