Đồ cổ chứng minh cho một khoảng dài lịch sử đã diễn ra, nét độc đáo của những món đồ cổ khiến các chuyên gia luôn nghiên cứu và tìm hiểu, còn người dân thì lại cuốn hút bởi tính “độc và hiếm” của những món đồ cổ ấy. Thang máy cổ cũng không phải ngoại lệ. Chúng ta hãy cùng khám phá một vài chiếc thang máy lâu đời vô cùng độc đáo nhé!
Có một điểm chung dễ dàng thấy nhất, đó là các hệ thống thang máy cổ này đều được đặt trong bảo tàng nghệ thuật.
Thang máy Martime Birdcage
Thang máy cổ này nằm trong bảo tàng Victoria. Đây được coi là một trong những chiếc thang máy lâu đời nhất ở nước Mỹ. Cabin thang máy được bao quanh bởi các khung sắt – nhôm, có thể nhìn xuyên vào bên trong thang máy. Nó vẫn được sử dụng đê di chuyển.
Bảo tàng Victoria này đã từng là nơi đặt trụ sở của Tòa án, và chiếc thang máy này được thiết kế riêng cho Bộ trưởng Tư pháp của Tòa án Tối cao Theodore Davie.
Thang máy cổ Việt Nam
Thang máy này được đặt ở tòa nhà chính của dinh thự 99 cửa, nằm ở số 97, đường Phó Đức Chính, quận 1. Nay được biết đến là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật ( đó là viện Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM). Chiếc thang máy trải qua năm tháng lâu đời nhất, có tuổi đời già nhất tại thành phố nhộn nhịp như Sài Gòn. Cuối thế kỷ 19, nơi đây là ngôi nhà của gia đình ông Hứa Bổn Hòa (dân gian hay gọi là Chú Hỏa), một trong tứ đại gia Sài Gòn. Thang máy được sử dụng trong tòa nhà từ những năm 1929. Dinh thự của chú Hỏa là nơi đầu tiên ở Sài Gòn có phương tiện di chuyển bằng thang máy.
Dù mang đặc trưng là sản phẩm của châu Âu nhưng thang máy cổ này lại được làm bằng gỗ. Bên trong thang máy được bài trí, chạm trổ như một chiếc kiệu của quan.
Theo như lời chị Lan Phương – một nhân viên Bảo tàng Mỹ Thuật TP.HCM hướng dẫn: “Hiện nay, thang máy này chỉ dùng để chuyên chở những hiện vật nặng như tranh sơn mài, các pho tượng đá. Đôi khi còn dành cho những vị khách tàn tật, già yếu. Thang máy sử dụng rất đơn giản, người dùng vào bên trong thang, khép cửa lại và nhấn nút điều chỉnh theo ý muốn”.
Sau năm 1975, gia đình ông Hòa chuyển sang nước ngoài định cư, căn nhà được sử dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM. Hằng ngày, có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Trong bảo tàng còn lưu giữ nhiều hiện vật vốn là đồ dùng của gia đình chú Hỏa.