Cùng tìm hiểu với Thang Máy TAE về 3 nguyên nhân dẫn đến sự cố thang máy từ góc nhìn của các chuyên gia.
Sự cố thang máy – chuyên gia phân tích gì?
Nguyên nhân xảy ra sự cố thang máy có rất nhiều, như bi đứt cáp, đứt phích, đứt phanh hoặc hệ thống điện bị hỏng.
Nếu xét về lý thuyết, tình huống thang máy bị rơi là trường hợp rất hiếm xảy ra. Hệ thống thang máy gồm nhiều thiết bị liên kết và hạn chế tốc độ cabin lúc vận hành. Nếu thang máy chạy quá vận tốc quy định cho phép thì bộ khống chế chống rơi sẽ giữ thang dừng lại trên dây. Hoặc nếu không thì thang máy sẽ rơi đến chừng 1m đến 2m sau đó sẽ dừng lại trên dây cáp. Những điều chúng ta xét về sự cố thang máy không chỉ đơn thuần là giải thích chi tiết về nguyên lý hoạt động giữa các bộ phận thang máy với nhau, mà còn được các chuyên gia nhận định và lý giải trong trường hợp thang máy bị rơi.
Nguyên nhân đầu tiên, thang máy bị cắt xén bo mạch giám sát an toàn
Hệ thống thang máy được vận hành bằng các hệ thống mạch phức tạp và được xử lý theo cách khoa học nên đạt độ an toàn rất cao, làm yên tâm cho người sử dụng. Tuy nhiên, các bạn không thể biết rằng: trong quá trình lắp đặt, các nhà thầu có thể cắt xén một số mạch giám sát an toàn của hệ thống là do muốn tiết kiệm chi phí hơn, dẫn tới việc gây xuất hiện nguy cơ làm xảy ra các tai nạn như chúng ta biết.
Nơi nào cắt xén được bo mạch? Lỗi cơ bản nhất có thể gặp chủ yếu do “cắt xén” mạch giám sát an toàn ở cửa tầng và cabin – buồng thang máy, khiến cửa cabin chưa đóng lại nhưng thang máy đã chạy khi nhận lệnh gọi tầng của người sử dụng, hoặc trạng thái cửa tầng vẫn mở khi cabin chưa đến. Nguyên nhân này làm xảy ra các tình huống vô cùng nguy hiểm tính mạng của hành khách như bị kẹt giữa cửa đóng cabin hoặc rơi xuống hố thang máy. Một trường hợp khác là do nhân viên bảo trì đang làm việc mà quên đóng cửa tầng khiến người sử dụng vô tình hụt chân rơi tự do xuống hố thang. Theo phân tích khác của một số kỹ sư, nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này là lỗi của bảng điều khiển thang máy, hoặc có tác động nào đó cực mạnh khiến cửa tầng mở.
Nguyên nhân thứ hai là do gãy chốt cửa tầng thang máy
Nếu thang máy được kiểm tra định kì thì việc cửa tầng thang máy vẫn mở khi không có cabin thang máy là điều rất khó xảy ra. Thực chất, giữa cửa tầng và cửa cabin thang máy luôn có một cái chốt, khi cabin đến từng tầng, cửa cabin tự mở rồi chốt kéo cửa tầng mở ra. Bạn sẽ có thấy trường hợp cửa tầng mở mà không có cửa cabin mỏ thì do có thể bị gãy chốt. Lúc đó, cabin chưa xuống đến tầng đó, hoặc đã chạy qua nhưng cửa tầng vẫn mở.
Đôi lúc, cũng có trường hợp nhân viên bảo trì thang máy đang bảo trì, quên đóng cửa tầng rồi bỏ đi đâu đấy và khiến người dân hụt chân khi bước vào thang máy.
Nguyên nhân lớn nhất là do bộ phận chống rơi không hoạt động trong hệ thống cầu thang.
Chính vì vậy, bạn cần nhờ nhân viên kiểm định đánh giá trực tiếp trên thang máy tùy thuộc vào tình trạng thực tế của thiết bị. Theo quy định của nhà nước, bạn cần kiểm định thang máy mới lắp đặt tối đa là 9 năm/lần. Còn đối với những thang máy sử dụng lâu – có thể trên 20 năm thì hạn kiểm định của thang máy này là 1 năm/lần.
>> Tóm lại, chúng ta dễ dàng xem xét thấy hàng loại các cố thang máy đều do quá trình bảo trì đã bỏ qua một số lỗi kỹ thuật hoặc không kịp thời sửa chữa các thiết bị, bộ phận đã bị hư hỏng. Bạn cần tìm các công ty thang máy uy tín chất lượng, có thương hiệu lâu năm trên thị trường hay công ty được khách hàng khen ngợi nhiều nhất về chất lượng, dịch vụ liên quan tới thang máy. Hãy bảo trì thang máy, đặc biệt là thang máy gia đình để đảm bảo an toàn cho gia đình và người thân.